Hội thảo Quốc gia về Giảng dạy Ngoại ngữ theo Đề án – Lần thứ 3

Hội thảo Quốc gia về Giảng dạy Ngoại ngữ theo Đề án – Lần thứ 3 “Giảng dạy Ngoại ngữ theo Đề án ở trường Phổ thông tại Việt Nam” “Project Teaching at K12 Schools in Vietnam”
  1. Tên hội thảo

Hội thảo Quốc gia về Giảng dạy Ngoại ngữ theo Đề án – Lần thứ 3

“Giảng dạy Ngoại ngữ theo Đề án ở trường Phổ thông tại Việt Nam”

“Project Teaching at K12 Schools in Vietnam”

2.  Mục đích của hội thảo

-         Tạo cơ hội, mạng lưới và diễn đàn cho các chuyên gia ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu, giảng viên và giáo viên ngoại ngữ trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực về giảng dạy ngoại ngữ;

-         Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ; đáp ứng các tiêu chuẩn đầu ra về năng lực ngôn ngữ cho học sinh, sinh viên chuyên ngữ và không chuyên trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng;

-         Góp phần thực hiện mục tiêu của Ngoại ngữ quốc gia 2020 về chất lượng nguồn lao động sử dụng ngoại ngữ trước năm 2020;

-         Đặc biệt, điểm nhấn năm nay của Hội thảo là những chia sẻ thực tế về sự liên hệ giữa mô hình dạy học theo đề án với việc dạy và học ngoại ngữ được áp dụng trong các sách giáo khoa tiếng Anh mới bậc giáo dục phổ thông tại Việt Nam.

3. Thời gian: 04 ngày, từ 01-04/12/2018

-         Ngày 01/12/2018: Hoạt động tham quan tìm hiểu văn hóa trà Thái Nguyên và khu du lịch sinh thái dân tộc Tày ( nghe hát đàn tính, thử rượu dân tộc Tày và chơi các trò chơi dân gian, ăn tối với các món ăn đặc trưng dân tộc Tày).

-         Ngày 02/12/2018: Ngày chính diễn ra Hội thảo;

-         Ngày 03-04/12/2018: Hoạt động workshop tập huấn sau hội thảo cho giáo viên Phổ thông và Giảng viên Đại học (có cấp chứng chỉ).

4. Địa điểm đăng cai tổ chức: Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

5. Ngôn ngữ sử dụng trong hội thảo: Tiếng Anh (khuyến khích), Tiếng Việt.

6. Đối tượng

-         Cán bộ, giảng viên chuyên ngữ đang công tác, giảng dạy ngoại ngữ tại các trường Cao đẳng, Đại học, các Sở Giáo dục & Đào tạo trên cả nước;

-         Học viên sau đại học chuyên ngành ngôn ngữ, ngoại ngữ;

-         Đối tượng khác: Khách mời (diễn giả trong nước và nước ngoài), sinh viên Khoa ngoại ngữ, giảng viên và giáo viên các trường phổ thông.

7. Nội dung chính

Chủ đề của hội thảo:

“Giảng dạy Ngoại ngữ theo Đề án ở trường Phổ thông tại Việt Nam”

“Project Teaching at K12 Schools in Vietnam”

7.1. Áp dụng các đề án học tập

-         Phát triển các kỹ năng thế kỷ 21 thông qua đề án học tập;

-         Năng lực liên văn hóa trong mô hình học qua đề án;

-         Áp dụng mô hình dự án trong lớp học ngoại ngữ chuyên ngành;

-         Phương pháp áp dụng mô hình đề án hiệu quả tại trường học;

-         Áp dụng công nghệ trong các đề án học tập;

7.2. Dạy và học ngoại ngữ theo đề án trên nền tảng công nghệ

-         Môi trường ảo trong dạy học

-         E-learning;

-         Trò chơi và phần mềm giáo dục;

-         Các ứng dụng di động và M-learning;

-         Công nghệ mới trong dạy học;

-         Công cụ phần mềm đánh giá học ngoại ngữ.

7.3. Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ và kiểm tra đánh giá theo đề án

-         Giảng dạy các kĩ năng ngôn ngữ;

-         Giảng dạy Ngữ pháp, Từ vựng và Phát âm;

-         Quản lý lớp học;

-         Tính tự chủ ở người học;

-         Đánh giá trên lớp học;

-         Thiết kế và phát triển đề thi;

-         Dạy học và các hoạt động vận động.

7.4. Tiếng Anh và ngoại ngữ chuyên ngành theo đề án

-         Phát triển chương trình và tài liệu tiếng Anh và ngoại ngữ chuyên ngành;

-         Đánh giá chương trình học tiếng Anh và ngoại ngữ chuyên ngành;

-         Đào tạo giáo viên, phát triển chuyên môn tiếng Anh và ngoại ngữ chuyên ngành

-         Tiếng Anh và ngoại ngữ cho mục đích nghề nghiệp và chuyên môn;

-         Thách thức và giải pháp đối với dạy học tiếng Anh và ngoại ngữ chuyên ngành;

-         Kết hợp nội dung và ngôn ngữ trong dạy học (CLIL).

8. Các hình thức trình bày tại Hội thảo

8.1. Thuyết trình - 30 phút

Một bài báo cáo có thể theo định hướng một bài nghiên cứu (thảo luận về các quan điểm lý thuyết, mô hình phương pháp luận và kết quả của một nghiên cứu) hoặc theo định hướng thực hành, (thảo luận về về một kỹ năng giảng dạy). Người trình bày sẽ dành khoảng 20 phút cho nội dung chính của bản trình bày và 10 phút cho phần Hỏi & Đáp.

8.2. Workshop Tập huấn - 60 phút

Báo cáo viên sẽ trình bày một ý tưởng về phương pháp giảng dạy trong khoảng 15 phút trước khi đưa ra các hoạt động thực hành để thu hút tất cả người tham gia chia sẻ, thảo luận và đưa ra các kết quả cụ thể. Các hoạt động có thể là một cuộc thảo luận về một chủ đề, một mô phỏng, thiết kế giáo án, thiết kế các tài liệu và bài tập thực hành, hay lên kế hoạch để người tham gia áp dụng vào lớp học...

8.3. E-workshop - 45 phút

Nội dung chính của các E-workshop là thực hành ứng dụng các nguồn tài liệu trực tuyến cho việc giảng dạy tiếng Anh và ngoại ngữ nói chung. Các bài thuyết trình đáp ứng các nhu cầu đa dạng như học tập trên lớp, học tập trực tuyến, hoặc hay hoạt động tự học. Trong một nhóm nhỏ, những người tham gia sẽ được thực hành dưới sự hướng dẫn của chuyên gia về sử dụng một ứng dụng công nghệ cụ thể, các thiết bị giáo dục hoặc tài liệu trực tuyến.

8.4. Trình bày poster - 45 phút

Một bài trình bày poster là một bài báo cáo sử dụng các tài liệu trực quan, xen kẽ các cuộc thảo luận ngắn và đơn giản giữa người trình bày và người tham gia trong khu vực trưng bày. Các phiên báo cáo đóng vai trò là một diễn đàn nơi mọi người tương tác để chia sẻ ý tưởng chuyên môn và ghi nhận đóng góp. Các diễn giả cần linh hoạt về mặt thời gian, với người tham gia phiên của mình trong khoảng thời gian 45 phút. Người thuyết trình nên có mặt ở khu vực trình bày trong 45 phút BTC quy định để trả lời câu hỏi của người tham dự. Không có yêu cầu cụ thể cho hình thức của poster, nhưng tất cả các poster phải được trình bày trên khổ giấy A0 (1189mm x 841mm).

9. Diễn giả chính & diễn giả khách mời

9.1. Diễn giả chính

  • Chuyên gia Janine M. Sepulveda - Giảng viên ĐH Oregon - Hoa Kỳ, trưởng nhóm giảng viên các chương trình về PPGD tiếng Anh nổi tiếng thế giới như: Shaping the way we teach, TESOL Methods, “Creating Engaging Environments for English Language Classrooms”...
  • Tiễn sỹ Nguyễn Thành Long - Trưởng Khoa Ngoại ngữ - ĐH Hạ Long, trưởng nhóm phát triển chương trình GD dựa trên các đề án học tập theo dự án giáo dục đại học Việt Nam – Hà Lan, chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu hành động và năng lực liên văn hoá trong giáo dục ngoại ngữ;

9.2. Diễn giả khách mời

  • Chuyên gia John Niblett - Chủ nhiệm phát triển nội dung đào tạo, Khoa Quốc tế học,  ĐH James Madison, Virginia, Hoa Kỳ; 
  • Bà Lê Hoàng An - Chủ biên bộ sách Thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 6 - 7 theo chương trình sách giáo khoa mới; 
  • Chuyên gia Kerry Pussey - Giảng viên ĐH Nagasaki - Nhật Bản;
  • Chuyên gia Bill McDonald - Giảng viên Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên - Việt Nam 
  • Ông Hoàng Văn Hưởng - Chuyên gia về thiết kế bài giảng điện tử e-learning, tác giả Việt hóa phần mềm Ispring suite 9.

10. Đăng ký tham gia và báo cáo Hội thảo

-         Đăng ký tham gia và gửi Tóm tắt báo cáo Hội thảo qua trang web chính thức của Hội thảo là http://conf.tnu.edu.vn ; hoặc

-         Nộp bài trực tuyến tại địa chỉ: https://goo.gl/forms/14kzXnfOSKNJw7lc2;

Đăng ký trực tuyến tại địa chỉ: https://goo.gl/forms/WoTNhxLzXAlKC65w2

-         Ngôn ngữ: Tóm tắt báo cáo bằng Tiếng Anh & Tiếng Việt

-         Định dạng báo cáo tóm tắt: (xem mẫu đính kèm thông báo này)

 

Hạn gửi Tóm tắt báo cáo (dưới 200 từ)

Trước ngày 30/10/2018

Kết quả thẩm định Tóm tắt báo cáo

Trước ngày 15/11/2018

Hạn đăng ký Báo cáo Hội thảo

Trước ngày 20/11/2018

Hạn đăng ký tham gia Hội thảo

Trước ngày 20/11/2018

Toàn văn Báo cáo Hội thảo gửi về BTC  theo địa chỉ email hoithaoquocgiaPBLL.sfl@tnu.edu.vn

Trước ngày 30/01/2019

11. Kinh phí tham dự

STT

Các loại phí

Nội dung

Thời gian

Các mục chi

Lệ phí

1

Phí Hội thảo

Ngày chính Hội thảo

02/12/2018

-      02 bữa tiệc trà

-      01 bữa ăn trưa

-      Tài liệu

350.000đ

2

Phí hoạt động bên lề Hội thảo

(không bắt buộc)

Hoạt động tham quan tìm hiểu văn hóa trà Thái Nguyên

01/12/2018

-      Phí tham gia các hoạt động tham quan;

-      Bữa tối với các món ăn đặc trưng dân tộc Tày;

500.000đ

Hoạt động tham quan khu du lịch sinh thái dân tộc Tày

Workshop tập huấn về phương pháp dạy đề án trong SGK phổ thông mới dành cho giáo viên Phổ thông

03/12/2018

-      Phí tham dự

-      Tài liệu

-      Giấy chứng nhận

100.000đ

Workshop tập huấn về phương pháp dạy Đề án trong trong trường Đại học dành cho giáo viên Đại học

04/12/2018

-      Phí tham dự

-      Tài liệu

-      Giấy chứng nhận

100.000đ

3

Phí Kỷ yếu HT

Xuất bản báo cáo trong ấn phẩm có chỉ số ISBN

 

-      Bình duyệt bài

-      Sửa bản in

-      In ấn phẩm

-      Gửi ấn phẩm cho tác giả

600.000đ

12. Cách thức đăng ký tham gia và chuyển phí Hội thảo

-         Chuyển phí hội thảo: Tên chủ tài khoản: Đại học Thái Nguyên

  • Tài khoản Việt Nam: 3901.0000.634.998, tại BIDV Thái Nguyên;
  • Tài khoản tiền đô     : 3901.0370.025.693, tại BIDV Thái Nguyên.

-         Cú pháp: Họ và tên _ Đơn vị (không dấu)_Phi tham du HT PBL

(Ví dụ: Nguyen Văn A_SFL-TNU_Phi tham du HT PBL).

 

13. Kỷ yếu hội thảo

-         BTC sẽ phát hành cuốn Handbook gồm những bài tóm tắt của các báo cáo trình bày trong Hội thảo.

-         Bài toàn văn của các báo cáo sau khi được bình duyệt sẽ được xuất bản trong ấn phẩm có chỉ số ISBN.

-         Ấn phẩm Kỷ yếu HT có chỉ số ISBN sẽ được gửi đến các tác giả của các bài báo cáo theo đường bưu điện.

14. Thông tin chi tiết về Hội thảo xin liên hệ

ThS. Tô Thị Bích Thủy – Tổ QLKH&HTQT - Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN

Email: hoithaoquocgiaPBLL.sfl@tnu.edu.vn

Điện thoại: 0915.120.306; 0208.657.3877./.

Other News